Unique Selling Proposition là gì? Làm thế nào để xác định USP cho doanh nghiệp

0
140

Mỗi doanh nghiệp đều có một điểm độc đáo riêng để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Bạn có thể cung cấp dịch vụ nhanh hơn, tốt hơn hoặc rẻ hơn nhằm tạo lợi thế cho doanh nghiệp. Nhưng lợi thế này chỉ đến khi khách hàng biết về nó mà thôi.
Đây chính là lúc đề xuất bán hàng độc đáo (Unique Selling Proposition) xuất hiện nhằm tóm tắt một cách khái quát và dễ hiểu những điểm mạnh “độc nhất” của doanh nghiệp tới khách hàng.
Trong bài đăng này, Ori sẽ cùng bạn tìm hiểu chính xác xem đề xuất bán hàng độc đáo là gì và 15 ví dụ tiêu biểu để giúp bạn tìm ra USP phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
1. Unique Selling Proposition là gì?
Đề xuất bán hàng độc đáo (USP) là yếu tố làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Để tạo ra một USP, bạn cần xác định các yếu tố khiến doanh nghiệp nổi bật đồng thời tạo ra một thông điệp kết nối bạn với nhu cầu của khách hàng.
Một USP tốt thường sẽ được tóm tắt trong một câu ngắn gọn với độ dài khoảng 10 từ hoặc ít hơn và thực sự hấp dẫn, dễ nhớ. Tuy nghe khá giống với slogan nhưng đừng vội hiểu lầm. Bởi giữa 2 thông điệp này có sự khác nhau rất lớn về mặt công dụng.
Thoạt nghe thì có vẻ khá hay nhưng thực chất nó không phải là USP. Bởi nó không giúp khách hàng tiềm năng hiểu chính xác lý do vì sao nên chọn bạn thay vì thương hiệu khác.
Khách hàng sẽ thường có những câu hỏi như “Họ sẽ đưa doanh nghiệp của tôi lên tầm cao mới như thế nào? hoặc “Công ty này sẽ hỗ trợ gì cho hoạt động kinh doanh của tôi?”
Chính sự nhầm lẫn này có thể khiến bạn mất đi cơ hội có được một khách hàng tiềm năng.
Đến với một ví dụ khác, chúng ta có một USP từ một công ty cung cấp dịch vụ truyền hình Sirius XM “Hơn 180 kênh, âm nhạc không chứa quảng cáo”.

Ngắn gọn và khái quát giá trị khác biệt mà doanh nghiệp mang lại, đây là hình mẫu của một USP lý tưởng mà bạn nên sở hữu.

2. Bốn ví dụ thực tế về USP “đỉnh cao” từ các thương hiệu nổi tiếng
2.1 M&M’s “Melt in your mouth, not in your hand”
Tạm dịch: Chỉ tan trong miệng, không tan trên tay của bạn

Một câu USP nghe thì có vẻ khá khó hiểu. Nhưng trên thực tế, chúng ta thường bị kẹo dính vào tay khi bóc hoặc khi cần trên tay quá lâu. Nhưng với lớp socola cứng bao phủ bên ngoài, M&M’s đã khéo léo giải quyết vấn đề này bằng một câu USP vô cùng thuận tai và hiệu quả.
Bên cạnh việc tiện lợi, bạn thậm chí có thể tưởng tượng cảm giác Socola đang tan trong miệng. Vừa giải quyết vấn đề, vừa tạo ra sự kích thích để tạo ra nhu cầu, một USP xứng đáng điểm 10 không có nhưng.
2.2 Colgate “Improve mouth health in two weeks”
Tạm dịch: Cải thiện sức khỏe răng miệng chỉ sau 2 tuần”

Hiểu rằng khách hàng mục tiêu thường đặt niềm tin nhiều hơn vào những thương hiệu lớn khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc sức khỏe, Colgate đã đưa ra một tuyên bố có phần táo bạo nhưng vô cùng tự tin khi đánh vào cam kết về vai trò sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đó là “cải thiện sức khỏe răng miệng chỉ sau 2 tuần”.
Ngắn gọn, trực quan và đi thẳng vào vấn đề đi kèm với một sự tự tin vào kết quả sản phẩm có thể mang lại, Colgate đưa ra một “tuyên bố” tạo ra sự an tâm cho khách hàng bằng cách cho họ một mốc thời gian để so sánh. Một USP tuy không thể dễ dàng “bắt chước” nhưng rất có giá trị học hỏi.
2.3 Tổng kết tất cả các dữ liệu thu thập được phía trên
Ở bước cuối cùng, bạn cần tổng hợp và sàng lọc lại những thông tin đã có như: danh sách điểm khác biệt, biết được đối thủ cạnh tranh và có được chi tiết nhu cầu của khách hàng.
Dựa vào những thông tin này, chúng ta sẽ có một buổi brainstorm để cùng nhau tạo ra một vài option phù hợp trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Một USP lý tưởng nên bao gồm:
Một điều gì đó độc đáo về công ty của bạn
Điều gì đó còn thiếu trong USP từ đối thủ cạnh tranh của bạn
Điều quan trọng với khách hàng của bạn
Bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau, bạn sẽ có thể tìm thấy một số ý tưởng trùng lặp có tiềm năng để đưa vào USP của mình.
Sau khi lựa chọn được phương án phù hợp nhất, bước cuối cùng là truyền tải chúng bằng một câu tuyên bố hấp dẫn trong khoảng dưới 10 từ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ rằng mục đích sử dụng của USP không chỉ phục vụ mục đích quảng cáo trên website hay các phương tiện truyền thông xã hội, mà có đôi khi USP là một phần của chiến lược xây dựng định vị và ghi nhớ thương hiệu của bạn theo hướng lâu dài.
Trên đây là khái quát những gì bạn cần biết về đề xuất bán hàng độc đáo (USP) cũng như cách xác định USP tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình. Về mặt lý thuyết, có hàng tỉ cách khác nhau để bạn có thể quảng bá thương hiệu nhưng một USP tốt chính là nền tảng vững chắc để đưa doanh nghiệp tới gần hơn những gì mà khách hàng đang tìm tòi và mong muốn.
Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên để lại một lượt theo dõi cho Fanpage của Ori Agency và theo dõi các nội dung mới nhất của chúng tôi tại đây nhé!
Nguồn biên tập: Ori Agency Marketing