Cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (A.I)

0
60

Cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (A.I) ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Câu hỏi lớn là xã hội con người sẽ ra sao trong thời gian sắp tới?2023 là năm của A.I (Artificial Intelligence) tuy nó đã được bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ cuối thập niên 1950. Thế giới thật sự sốc với khả năng của công cụ A.I ChatGPT 3.5 khi OpenAI giới thiệu ra công chúng vào cuối năm 2022 và chỉ 6 tháng sau cập nhật phiên bản 4.0 với nhiều chức năng mới vượt trội. Không lâu sau đó các công cụ A.I tương tự khác như Claude từ Anthropic và Gemini từ Google với những chức năng không kém lần lượt ra đời.
Thông minh vs trí tuệ
Trong bài viết này, chúng tôi nêu một số khía cạnh có khả năng đem lại một số thử thách trong phát triển xã hội từ việc A.I được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Những khía cạnh này giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn vấn đề để có thể đưa ra giải pháp toàn diện hơn.
Đối với các nhà khoa học, mục tiêu duy nhất của phát triển khoa học và công nghệ là để cải thiện cuộc sống của con người. Do đó, qua mỗi cuộc cách mạng công nghệ, nhiều công việc nặng nhọc hay những công việc lặp lại không có nhiều giá trị sẽ được thay thế bởi công nghệ mới và nhiều việc làm mới được tạo ra.
Ví dụ, khi máy tính cá nhân ra đời vào khoảng cuối thập niên 1970, khá nhiều công việc tính toán bằng tay được máy tính thay thế. Nhiều người đã lo ngại không biết một số lượng lớn người lao động sẽ làm gì? Nhưng sau đó các ngành như công nghệ thông tin phát triển phần mềm, khoa học máy tính và công việc lắp ráp/sửa chữa máy tính bùng nổ, tạo nên những giá trị tài sản mới, nhu cầu xã hội mới, công việc mới.
Giá trị và chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao với phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, xã hội đang đối mặt với các thách thức do tốc độ phát triển cấp lũy thừa của công nghệ, đặc biệt là A.I mang lại. Điều này diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với khả năng thích ứng và cải tiến của các tổ chức và quốc gia. Theo Định luật Martec, những bất cập này ngày càng trở nên rõ ràng, đồng thời tạo ra cơ hội và thách thức đối với mỗi cá nhân, tổ chức và quốc gia, quyết định đến tương lai của họ.
Ý thức thay đổi của xã hội rất chậm so với phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật. Xã hội nào có thể thay đổi nhanh sẽ có lợi thế tăng năng suất lao động nhanh, quyết định vị thế cạnh tranh của quốc gia.Nếu A.I được hiểu thông thường như hiện nay, thì nên hiểu
Intelligence là “thông minh”, là khả năng thu thập, tích hợp và phân tích thành kiến thức để có cách (How) xử lý những bài toán của cuộc sống tinh và nhanh hơn khả năng thông minh bình thường của con người. Con người đang cho phép cái máy A.I thông minh hơn con người như một phương tiện cho một cuộc sống văn minh hơn.Thách thức của Việt Nam trên bản đồ A.I

Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng cao có thể dùng A.I để đổi đời. Bao nhiêu năm kinh tế phần lượng của Việt Nam đã tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, thống kê năm 2022 cho thấy năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn ở mức 135/180 nước khảo sát, nằm trong 1/4 cuối bảng. Nghĩa là giá trị gia tăng của kim ngạch xuất khẩu không được bao nhiêu và vẫn còn đang nhập hầu hết các thiết bị nguyên liệu đầu vào.
A.I và robot sẽ tối ưu giá trị của con người, tối ưu giá trị kinh tế của tổ chức kinh doanh nhưng chỉ cho những ai, tổ chức hay quốc gia có khả năng tiếp cận công nghệ ấy. Điều này có khả năng mang lại bất bình đẳng giáo dục cho nhiều địa phương không có hạ tầng cơ sở để tiếp cận và nguy cơ phân cấp xã hội ngày càng cao.Hướng đến tương lai
Trong bối cảnh A.I ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, chúng ta cần xác định rõ ràng cả cơ hội và thách thức mà nó mang lại. Đối với Việt Nam, việc tiếp thu và ứng dụng công nghệ A.I một cách hiệu quả sẽ quyết định đến tương lai phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Chúng ta cần:
– Nâng cao nhận thức và đào tạo: Phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo để trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết về A.I cho lực lượng lao động, chuẩn bị cho sự chuyển mình trong thị trường việc làm.
– Chính sách hỗ trợ: Xây dựng chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc ứng dụng và phát triển A.I, bao gồm chính sách thuế, tài chính và hợp tác quốc tế.- Chú trọng đến đạo đức A.I: Đặt vấn đề đạo đức nhất là trong giáo dục và an ninh thông tin trong ứng dụng A.I lên hàng đầu, đảm bảo quyền lợi và an toàn cho người dùng.
– Hợp tác quốc tế: Mở rộng hợp tác quốc tế để cập nhật công nghệ, nghiên cứu và phát triển, cũng như chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về A.I.
Bằng cách nắm bắt cơ hội và giải quyết thách thức một cách chủ động, Việt Nam có thể tận dụng được lợi ích to lớn từ A.I, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực, hướng tới một tương lai bền vững và thịnh vượng xứng tầm trong khu vực.