Dùng Video Call EKYC Với Công Nghệ AI Để Mở Tài Khoản Ngân Hàng

0
191

Với một thiết bị di động cầm tay có kết nối Internet, khách hàng có thể mở tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch trong chưa đầy 5 phút dù ở bất kỳ đâu, tại bất kỳ lúc nào thông qua hình thức video call eKYC với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Video call eKYC là hình thức định danh khách hàng thông qua cuộc gọi video. Cụ thể, khách hàng sẽ hoàn thành việc xác thực thông tin cá nhân 100% online thông qua cuộc gọi video với nhân viên hỗ trợ của ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Thông qua cuộc gọi này, nhân viên sẽ xác minh giấy tờ tùy thân, kiểm tra tính chân thực của hình ảnh, từ đó hỗ trợ hoàn thành các yêu cầu của khách hàng.

Độ chính xác trong mỗi lần thực hiện video call eKYC do TrueID cung cấp lên đến 95%. Nguồn: TrueID.

Nhờ tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo chuyên sâu, video call eKYC thực hiện cùng lúc so sánh người thật và giấy tờ tùy thân giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng gian lận, đồng thời tăng khả năng phục vụ khách hàng tại những nơi ngân hàng và các tổ chức tài chính chưa có chi nhánh, phòng giao dịch.
Việc gọi video cũng giúp các công ty cho vay tài chính, tín dụng cá nhân thẩm định khách hàng nhanh chóng, chính xác trước khi đưa ra quyết định duyệt hồ sơ.
Mới đây, ngân hàng ACB đã cho ra mắt mô hình ngân hàng tự động ACB lite. Tại đây, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như nạp và rút tiền 24/7, mở tài khoản thanh toán, phát hành nhanh thẻ Visa Debit Cashback tại chỗ hoàn toàn số hóa mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên ngân hàng.
Để phát triển mô hình ngân hàng tự động này, ACB đã hợp tác với TrueID, ứng dụng tính năng video call eKYC, nhờ đó, khách hàng có thể gia tăng hạn mức giao dịch lên 500 triệu đồng mỗi lần sau khi thực hiện xác thực danh tính qua cuộc gọi video. Trong khi đó, với eKYC thông thường (định danh điện tử dựa trên giấy tờ tùy thân), khách hàng chỉ có thể mở thẻ với hạn mức giao dịch tối đa là 100 triệu đồng/ngày. 
Phòng chống rủi ro giả mạo
Video call eKYC vẫn còn khá mới tại thị trường Việt Nam, do đó, việc lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ này cần rất kỹ càng, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro về trục lợi, giả mạo hồ sơ. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì yêu cầu đặt ra cho đối tác công nghệ càng khắt khe với nhiều tiêu chí về bảo mật, an toàn kèm theo khả năng tích hợp eKYC vào hệ thống sẵn có. 
Giải pháp của TrueID giúp tổ chức tài chính, tín dụng có thể mở rộng dịch vụ, tiết kiệm thời gian xử lý yêu cầu của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro giả mạo.
Cụ thể, thông qua công nghệ Face Recognition, Optical Character Recognition để đối chiếu thông tin và xác thực giấy tờ tùy thân, video call eKYC cho phép các tổ chức tài chính, tín dụng duyệt các hồ sơ mở thẻ tín dụng để thực hiện các giao dịch nước ngoài, dù yêu cầu này trước đây buộc khách hàng phải ra tận quầy để thực hiện. 
Với giải pháp video call eKYC, khách hàng sẽ được rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi, nhờ đó các dịch vụ ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với thế hệ trẻ. Đây là nhóm đối tượng đầy tiềm năng của thị trường tài chính tín dụng cá nhân khi chiếm đến 47% tổng dân số và đang dần trở thành lực lao động chính của Việt Nam.
Song song đó, với yêu cầu định danh điện tử mức 2 như hiện nay, các ngân hàng hoàn toàn có thể mở hạn mức thanh toán tối đa cho hàng chục nghìn tài khoản mỗi ngày, giúp mở rộng kinh doanh đến các vùng chưa có điều kiện đầu tư nhiều chi nhánh vật lý. 
Từ đầu tháng 7/2020, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cho phép một số ngân hàng triển khai thí điểm ứng dụng định danh khách hàng điện tử eKYC.
Từ đó đến nay, ngân hàng liên tục cho ra mắt nhiều loại hình eKYC mới nhằm phục vụ nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của Chính phủ về độ bảo mật và an toàn của eKYC. 
Về eKYC (electronic Know Your Customer), đây là hình thức định danh và xác thực khách hàng thông qua việc ứng dụng công nghệ để xác thực danh tính dựa trên các dữ liệu thu thập được là hình ảnh, video chân dung và giấy tờ tùy thân của khách hàng.
Thêm một công ty khởi nghiệp AI của Trung Quốc nhận khoản tài trợ 342 triệu USD
Sau thông báo gần đây của Baichuan, công ty khởi nghiệp AI gần đây nhận được hơn 300 triệu USD tài trợ từ các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, bao gồm Tập đoàn Alibaba và Tencent, một công ty khởi nghiệp dựa trên AI khác của Trung Quốc cũng đã thu hút sự chú ý của những gã khổng lồ công nghệ và thu về 342 triệu USD tiền tài trợ…
Sự cạnh tranh đang diễn ra trong lĩnh vực AI đang thúc đẩy những đổi mới và cải tiến đáng kinh ngạc trong lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới. Bất chấp bối cảnh đầu tư khó khăn, các công ty công nghệ về AI vẫn nhận được nhiều ưu ái từ các nhà đầu tư.
SAU KHOẢN TÀI TRỢ, ZHIPU AI ĐẠT ĐỊNH GIÁ 1 TỶ
Theo CBInsights, Zhipu AI, được thành lập vào năm 2019, trị giá 69,2 triệu USD tính đến tháng 7/2023, đã nhận được 342 triệu USD từ các nhà đầu tư hàng đầu, bao gồm cả gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba và Tencent trong vòng tài trợ gần đây.
Bắt nguồn từ chương trình ươm tạo của Đại học Thanh Hoa, Zhipu AI đã thu hút được sự chú ý đáng kể trong thế giới công nghệ. Định giá của công ty khởi nghiệp này đã tăng gần gấp đôi sau vòng cấp vốn gần đây nhất. Sự tăng trưởng này có thể là nhờ những nỗ lực và thành tựu nhất quán của công ty trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Sự hợp tác của họ với các học giả nổi tiếng từ khoa khoa học máy tính của Thanh Hoa đã dẫn đến sự phát triển của mô hình ngôn ngữ GLM-130B. Mô hình này là sản phẩm duy nhất đến từ châu Á được công nhận trong đánh giá toàn cầu của Stanford vào năm 2022.
Khoản đầu tư này đã nâng mức định giá của Zhipu AI lên mức ấn tượng 1 tỷ USD. Đây là một bước nhảy vọt đáng kể so với mức định giá trước đó, được thiết lập sau vòng cấp vốn do Meituan dẫn đầu hồi đầu năm.
Cả Zhipu và Baichuan đều là những người chơi chính trong nỗ lực phát triển AI tạo sinh của Trung Quốc và sẽ cạnh tranh với những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu như Google và OpenAI. Theo Investing.com, công ty khởi nghiệp AI Trung Quốc đã báo cáo doanh thu hơn 273 triệu USD trong nửa đầu năm 2023.
Rõ ràng, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào AI, với mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Với những kết quả mà Zhipu và Baichuan đã làm được, Trung Quốc được dự đoán có thể sẽ đạt được những bước tiến đáng kể về AI trong những năm tới.
BAICHUAN INTELLIGENCE TECHNOLOGY TRƯỚC ĐÓ HUY ĐỘNG HƠN 300 TRIỆU USD
Công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo Baichuan Intelligence Technology có trụ sở tại Bắc Kinh trước đó thông báo họ đã huy động được hơn 300 triệu USD trong vòng Series A1 do các gã khổng lồ công nghệ lớn của Trung Quốc là Alibaba Group Holding, Tencent Holdings và nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi Corp dẫn đầu. Kể từ khi được thành lập vào tháng 4/2023 và qua 3 vòng cấp vốn, công ty này đã được định giá vượt quá 1 tỷ USD, nhanh chóng tham gia vào nhóm “kỳ lân” của Trung Quốc.
Baichuan nổi bật là một trong những nhà phát triển AI hàng đầu ở Trung Quốc đang nghiên cứu về AI tạo sinh và các mô hình ngôn ngữ lớn, có khả năng cạnh tranh với Microsoft và OpenAI. Kể từ khi ra mắt, công ty đã nhanh chóng tung ra nhiều LLM, bao gồm bốn mô hình nguồn mở đã được tải xuống hơn 6 triệu lượt và hai mô hình độc quyền có tên Baichuan-53B và Baichuan2-53B.
Trung Quốc đang tìm cách bắt kịp Mỹ trong thị trường AI, đặc biệt là với các công ty như OpenAI, Anthropic, Cohere. Một phần nguyên nhân khiến cuộc cạnh tranh trở nên khó khăn hơn là nhiều chip tiên tiến cần thiết để đào tạo và cung cấp thời gian chạy cho các mô hình AI mạnh mẽ bị Mỹ hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc, nghĩa là chúng phải được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác. .
Baichuan tự định vị mình là nhà phát triển LLM chuyên cung cấp các dịch vụ công nghệ thông qua giao diện lập trình ứng dụng cho phép các công ty khác truy cập. Do đó, các công ty khởi nghiệp Trung Quốc muốn tạo chatbot bằng giao diện văn bản có thể sử dụng mô hình của họ bằng cách tinh chỉnh các mô hình của họ ở quy mô lớn bằng cách truyền dữ liệu qua hệ thống và nhận đầu ra.
THAM VỌNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẶT VÀO CÁC STARTUP
Mặc dù Trung Quốc khuyến khích sử dụng AI một cách sáng tạo, nhưng nước này cũng đang nỗ lực đảm bảo an toàn của AI bằng cách đặt ra các quy định chặt chẽ hơn về sản xuất và sử dụng AI tạo sinh, đặc biệt là các chatbot dành cho công chúng. Theo đó, Trung Quốc đã phạt các công ty sử dụng AI một cách vô trách nhiệm. Gần đây nhất, Ủy ban Tiêu chuẩn An toàn Thông tin Quốc gia của Trung Quốc đã thiết lập một danh sách đen các dữ liệu đào tạo không được sử dụng để đào tạo các mô hình AI nhằm hạn chế tổn hại đến hình ảnh của đất nước, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố hoặc lật đổ hệ thống xã hội.
Theo các chuyên gia, những quy định ngày càng gia tăng và sự khan hiếm của chip tiên tiến đã khiến các công ty khởi nghiệp AI nhỏ hơn khó có được chỗ đứng trên thị trường AI ở Trung Quốc khi cố gắng phát triển và đào tạo các mô hình AI của riêng họ…