Cùng một trận bóng đá nhưng tại sao quảng cáo hiện trên sân lại khác biệt khi bạn xem các kênh khác nhau?

0
1104

Bí ẩn Euro: Cùng một trận bóng đá nhưng tại sao quảng cáo hiện trên sân lại khác biệt khi bạn xem các kênh khác nhau?
Tại sao cũng trận bóng đó, ở kênh này có quảng cáo này, kênh khác lại là một quảng cáo khác?
• Euro 2020: Quốc kỳ Việt Nam xuất hiện đầy xúc động ngay khán đài chính giữa trận Thụy Sĩ – Tây Ban Nha
• Gần 2000 bệnh nhân Covid đã đi xem Euro 2020, đến cả sân vận động Hoàng tử William từng có mặt
• Phần Lan gia tăng số ca mắc COVID-19, nghi do fan bóng đá trở về từ các trận đấu Euro
Bất kỳ sự kiện nào cũng vậy, các tấm biển quảng cáo là một kênh thu tiền không nhỏ cho nhà tổ chức, vì nhãn hàng ai chẳng muốn tận dụng cơ hội để quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu của mình đến hàng triệu người xem. Nhưng có vấn đề là một tấm biển sẽ chỉ hiển thị được một quảng cáo duy nhất, dẫn đến việc không thể tối ưu doanh thu trong các sự kiện lớn mang tầm cỡ thế giới, như Euro chẳng hạn.


Tuy nhiên nếu là một người chăm xem các giải bóng đá trên thế giới, bạn sẽ nhận ra một điểm khá kỳ lạ. Đó là dù cùng một trận bóng đá ở cùng thời điểm, nhưng nếu xem ở các kênh khác nhau, biển hiệu quảng cáo hiện lên cũng sẽ khác nhau. Tại sao vậy?
Phép màu của công nghệ
Thập kỷ vừa qua là một khoảng thời điểm bùng nổ của công nghệ, với rất nhiều đột phá lớn trong ngành quảng cáo điện tử. Chính nhờ các tiến bộ này, các công ty có thể phát quảng cáo theo từng khu vực, từng trạm thu, dù là trong cùng sự kiện.
Cùng một khung ảnh nhưng có thể trình chiếu 4 quảng cáo khác nhau
Ví dụ, khán giả sống ở Anh sẽ thấy những quảng cáo về sản phẩm loanh quanh khu vực họ sinh sống. Trong khi đó cũng là trận đấu ấy nhưng ở Việt Nam, bạn thậm chí có thể thấy… livestream của các chị bán hàng online, miễn là người ta chịu trả tiền cho dịch vụ này.


Công nghệ này được gọi là “virtual advertising” – tạm dịch là quảng cáo ảo. Theo đó, những tấm billboard trên sân thực chất chỉ là một màn hình LED đơn thuần. Trong đó, tín hiệu từ biển quảng cáo sẽ được truyền đến máy thu sóng có ngay trên sân, sau đó hiển thị những nội dung khác nhau tùy vào địa điểm được chọn.
Quảng cáo đa màn hình
Để hiểu hơn về câu chuyện này, chúng ta sẽ lấy công nghệ của AGS (Appario Global Solutions) – một hãng công nghệ từ Thụy Sĩ, chuyên về lĩnh vực quảng cáo đa màn hình. AGS đã thiết kế và đăng ký quyền sáng chế cho công nghệ Parallel Ads (quảng cáo song song), cho phép quảng bá một lúc nhiều thương hiệu khác nhau trên Màn hình quảng cáo trong trận Anh gặp Croatia


AGS ứng dụng công nghệ Nhân nội dung Động (Dynamic Content Multiplication) – cũng là một công nghệ mà công ty này đã đăng ký bản quyền. Theo đó, các tấm biển trên sân được thay bằng màn hình LED điện tử, cho phép truyền đi tối đa 4 luồng tín hiệu quảng cáo. Thông qua một con chip nhận tín hiệu, các tấm bảng điện tử có thể nhận được nhiều tín hiệu phát sóng một lúc, rồi truyền nó tới các camera gắn quanh sân.
Cùng một thời điểm, bảng quảng cáo sẽ hiện những nội dung khác nhau tùy thuộc vào nhà đài và địa điểm
Với khán giả xem trực tiếp trên sân, tấm bảng sẽ chỉ hiện một nội dung duy nhất. Còn khán giả xem qua màn hình sẽ thấy nội dung được truyền từ chip đến camera. Theo AGS, công nghệ này cho phép các nhà đài phát lại tình huống mà vẫn có quảng cáo, và có thể áp dụng lên bất kỳ sóng trực tiếp nào nằm trong chuỗi của họ.
Bước ngoặt lớn: Đồng bộ chip và camera
Khi camera được đồng bộ với bảng LED, nó sẽ nhận được một chuỗi những tín hiệu có tốc độ khung hình cao, rồi chia nhỏ nó thành các chuỗi nhỏ hơn với tốc độ tiêu chuẩn. Những tín hiệu đầu ra được gửi thẳng đến một máy “trộn ảnh” (vision mixer), được đặt trong những chiếc xe phát sóng lưu động của các đài truyền hình. Chuỗi tín hiệu ấy không cần qua bước lọc nào, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết (mưa, sương mù, tuyết…) và có thể sẵn sàng phát sóng trực tiếp luôn.
Máy trộn ảnh – vision mixer – cho phép trộn các tín hiệu hình ảnh với nhau
Với công nghệ này, người xem chỉ nhìn thấy một nội dung quảng cáo trên bảng, qua đó giúp trải nghiệm trận đấu không bị gián đoạn. Và bởi cơ chế nhận tín hiệu của con người khác với camera, con chip trên bảng điện tử có thể loại bỏ tín hiệu cho đầu thu, chỉ cung cấp cho từng camera cần thiết thôi.
Sony – hãng công nghệ từ Nhật Bản cho biết công nghệ này cực kỳ phù hợp với các môn thể thao tốc độ nhanh, hoặc các buổi đại hội âm nhạc sôi động – những sự kiện đòi hỏi nhiều góc máy và “lia cam” liên tục.
Để được tư vấn về Màn hình quảng cáo , xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Công ty TNHH Truyền Thông Tùng Việt
www.vietnamdigitalsignage.com
https://manhinhquangcao247.com/
Hotline: 0909.555.709
Nguồn: Electro Deal Pro